Thuốc tê xăm ngày nay đã trở thành một dụng cụ phun xăm không thể thiếu trong cốp làm việc của mọi người. Tuy nhiên sử dụng như nào để hiệu quả thì chắc chắn không phải ai cũng nắm rõ. Cùng tìm hiểu 10 sai lầm về thuốc tê xăm mà ai cũng trải qua khi làm nghề nhé.
Bài viết dựa trên kinh nghiệm 3 năm làm nghề phun xăm và 6 năm bán hàng tiếp xúc với hàng ngàn khách hàng. Hãy đọc và chia sẻ quan điểm cũng như bài viết để mọi người cùng biết nha. Cùng tránh những sai lầm này sớm để làm việc hiệu quả
Xem nhanh
- 1 Không tìm hiểu sức khoẻ của khách hàng trước khi dùng thuốc tê xăm
- 2 Áp dụng dập khuôn, máy móc khi ủ thuốc tê xăm
- 3 Sử dụng thuốc tê xăm quá tiết kiệm
- 4 Không bảo quản thuốc tê xăm đúng cách
- 5 Chọn thuốc tê xăm theo phần trăm %
- 6 Không thử thuốc tê trước
- 7 Không dùng nilong ủ tê
- 8 Không tẩy da chết trước khi ủ thuốc tê xăm
- 9 Chọn thuốc tê giá rẻ
- 10 Thời gian ủ thuốc tê xăm quá lâu
- 11 Còn bạn thì sao?
Không tìm hiểu sức khoẻ của khách hàng trước khi dùng thuốc tê xăm
Đây là sai lầm lớn nhất mà mọi người phạm phải. Dù nó rất dễ để thực hiện nhưng các bạn thường không làm vì thấy nó không cần thiết.
Việc tìm hiểu tình hình sức khoẻ của khách hàng trước khi làm việc là rất quan trọng. Chỉ với vài câu hỏi đơn giản, bạn sẽ có thiện cảm, có được sự an tâm, cảm tình của khách hàng. Và cũng biết được chất da của khách, thời gian áp dụng thuốc tê phù hợp với khách.
Áp dụng dập khuôn, máy móc khi ủ thuốc tê xăm
Bạn được bạn bè, thầy cô giáo hướng dẫn cách sử dụng tê. Hay bạn thấy đồng nghiệp của mình sử dụng hiệu quả rồi bạn tham khảo về làm và thấy khác, hiệu quả không cao?
Vấn đề ở đây là mỗi khách hàng là 1 cơ địa, 1 chất da. Mỗi người thợ là một kinh nghiệm, cách làm khác nhau. Hay đơn giản là cùng 1 sản phẩm nhưng mua ở 2 địa chỉ khác nhau. Thì cũng sẽ ra kết quả khác nhau. Hãy linh động theo kinh nghiệm của mình. Với khách chai tê nhiều thì ủ thuốc tê xăm nhiều và ngược lại.
Sử dụng thuốc tê xăm quá tiết kiệm
Tiết kiệm vật tư là việc rất quan trọng với mọi người, để giảm tối đa chi phí, đặc biệt là những hệ thống lớn, có nhiều cơ sở. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đủ liều lượng. Bởi trong tuýp thuốc tê hay gói thuốc tê chỉ có hàm lượng vài % là tê chính, thành phần còn lại là các tá dược, dẫn chất.
Nên các bạn hãy sử dụng hàm lượng đúng theo hướng dẫn để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng nhé. Hiệu xuất, chất lượng cao mới giúp công việc của bạn có kết quả cao.
Không bảo quản thuốc tê xăm đúng cách
Thuốc tê thời gian đầu bạn dùng chất lượng rất tốt, hiệu quả cao. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau, vài tuần sau đó bạn mở ra dùng lại thì chất lượng giảm đi rõ ràng, màu của tê cũng thay đổi. Bạn có biết lí do vì sao không?
Đó chính là bạn không bảo quản thuốc tê, hay chính xác là bạn bảo quản chưa đúng cách. Không khí đã lọt vào bên trong tuýp thuốc tê hay gói tê dùng dở. Gây ra phản ứng hoá học, làm giảm % tê và ngả màu dần từ trắng qua hồng qua nâu rồi tới đen.
Chọn thuốc tê xăm theo phần trăm %
Có phải bạn đang nghĩ hay đã từng nghĩ % tê càng lớn thì hiệu quả càng cao không? Ví dụ như khoảng thời gian 2018 có tê kem Cslab 75% làm thị trường dụng cụ phun xăm xôn xao vì thời gian ủ chỉ 5-7 phút ủ là làm được bộ chân mày cả tiếng mà vẫn êm ru.
Tuy nhiên, quan điểm chọn tê theo % là không đúng nhé. Theo Wikipedia, phân loại về phương thức gây tê, trong lĩnh vực phun xăm thẩm mỹ chúng ta sử dụng tê thấm ngấm, tê tại chỗ với 3 thành phần chính là Lidocaine, Prilocaine và Benzocaine thuộc nhóm Amide không được quá 5%.
Trên bao bì sản phẩm cũng đều ghi rõ về thành phần này cũng như hướng dẫn sử dụng. Các bạn hãy quan tâm và tìm hiểu thêm để có thông tin, kiến thức khi làm việc nhé.
Không thử thuốc tê trước
Việc thử trước rất quan trọng, nhất là với những khách hàng có tiền sử về bệnh lý nền như huyết áp, hồi hộp, bệnh tim hoặc bị dị ứng với thành phần của thuốc tê xăm.
Có thể bạn đã trao đổi, đã tư vấn trước đó nhưng đôi khi khách hàng cũng không biết được bản thân mình có dị ứng hay bệnh nền hay không. Hoặc vì lý do khách quan nào đó mà rất nhiều trường hợp không may xảy ra như sốc phản vệ, nhẹ nhàng thì bị ù tai, co giật nhẹ, chóng mặt.
Để tránh những rủi ro này, bạn nên thử 1 chút ra cổ tay khách hàng trước. Một chút xíu để thử thôi bạn sẽ tránh được những điều không đáng có và cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng. Bởi đó là 1 quy trình làm việc để bảo vệ khách hàng, giúp bạn và khách hàng an toàn.
Không dùng nilong ủ tê
Lỗi này trước kia, những năm 2016 về trước thì mọi người thường bị nhiều, sau này với công nghệ phát triển và kiến thức phổ cập nhiều hơn thì ít người mắc phải.
Việc dùng nilong ủ tê giúp quá trình thẩm thấu thuốc tê nhanh hơn, giảm thời gian ủ tê. Bởi thuốc tê sẽ không bị bay hơi khi tiếp xúc với không khí. Sẽ ngấm gần như toàn bộ xuống vùng da.
Không tẩy da chết trước khi ủ thuốc tê xăm
Tẩy da chết là loại bỏ phần tế bào chết ở tầng thượng bì, lớp tế bào già cỗi. Mọi người thường làm bước tẩy da chết này sau khi ủ thuốc tê xăm. Như vậy có thể làm giảm đau rát khi tẩy da chết nhưng độ thẩm thấu của thuốc tê lại lâu hơn.
Bạn thử so sánh nhé, tẩy da chết trước, bạn mất thời gian ủ tê 10-15 phút, và tẩy da chết sau, bạn ủ thuốc tê 20-30 phút. Mà thời gian tẩy da chết môi hoặc chân mày chỉ 1-2 phút. Việc làm nào có hiệu quả hơn?
Chọn thuốc tê giá rẻ
Vấn đề này thì 99% số người trên thị trường đang mắc phải. Bởi mọi người chỉ quan tâm vào tối ưu chi phí, mà quên làm gia tăng doanh thu. Tê rẻ thì có rất nhiều nhưng chất lượng cũng sẽ tương đương với giá. Bạn giảm được 5k 10k cho 1 tuýp tê, nhưng bạn phải tăng thời gian ủ lên 10-20 phút. Như vậy hiệu xuất làm việc của bạn cũng giảm theo. Số khách hàng bạn phục vụ hằng ngày cũng sẽ giảm. Và doanh thu giảm.
Nhưng bạn làm bài toàn về doanh thu thì sẽ thấy khác nhiều. Tê chuẩn chất lượng, ủ 10phút làm làm được nè. Làm được cho nhiều khách, có thêm nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè và nghỉ ngơi. Tuyệt vời không.
Thời gian ủ thuốc tê xăm quá lâu
Ủ tê càng lâu thì thuốc tê ngấm càng sâu, thời gian lưu tê càng nhiều. Cũng đúng và cũng sai. Bởi vì, % thuốc tê ít, chỉ một khoảng thời gian nhất định thì sẽ thẩm thấu hết rồi. Bạn ủ mãi thì cũng vậy mà. Rồi tác dụng phụ lại nhiều, vùng tế bào bị ảnh hưởng và rồi nhiều hệ luỵ về màu, về cơ địa kéo theo. Nên hãy dùng đúng theo chỉ dẫn, khuyến cáo tư vấn của sản phẩm nha.
Còn bạn thì sao?
Bạn đã từng trải qua những sai lầm trên khi sử dụng thuốc tê xăm chưa? Hiện bạn sử dụng thuốc tê xăm như nào rồi? Quan điểm của bạn như này? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé.